tin GD

Đăng lúc: 11:18:13 13/12/2022 (GMT+7)

Tin GD

PHÒNG GD&ĐT HÀ TRUNG

TRƯỜNG TH HÀ BẮC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:      /BC-CM

                                            

  Hà Bắc ngày 25 tháng 7  năm 2020

 

 

BÁO CÁO

Tổng kết chuyên môn năm học 2019-2020

 
 

 


Căn cứ công văn số 58/PGD&ĐT- ngày 25 tháng 6 năm 2020 của PGD&ĐT Hà Trung về hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục và tổng kết năm học 2019-2020;

Căn cứ hướng dẫn chỉ đạo của BGH nhà trường về tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động chuyên môn năm học 2019-2020;

Căn cứ vào kết quả hoạt động của chuyên môn năm học 2019-2020 chuyên môn đã và làm được như sau:

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

I. Tình hình nhân sự:

- Chuyên môn có tổng số 24 thành viên, bao gồm một phó Hiệu trưởng, tổ trưởng và tổ phó chuyên môn (kiêm thư kí tổ). Trong đó giáo viên nam là 3 đồng chí, giáo viên nữ là 21 đồng chí; giáo viên trong biên chế là 24,

- Trình độ đội ngũ đều đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỉ lệ 100%. Trong đó:

- Tổng số Đảng viên trong  23 chia ra: Đảng viên nam là 3đồng chí,

II. Thuận lợi và khó khăn:

1. Thuận lợi:

- Luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của Chi bộ Đảng, BGH nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên trẻ, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, có trình độ đạt chuẩn và kinh nghiệm trong giảng dạy, công tác.

- Có tinh thần đoàn kết tốt, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, lối sống trong sáng lành mạnh, giản dị.

- Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, có đủ các phòng học bộ môn; trang thiết bị, tài liệu dạy học được bổ sung mua sắm thường xuyên, đáp ứng cơ bản nhu cầu giảng dạy và học tập.

- Về học sinh đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép, chịu khó trong học tập.

- Được sự đồng tình, ủng hộ của các bậc phụ huynh.

2. Khó khăn:

- Trình độ giáo viên không đồng đều, năng lực chuyên môn của các đồng chí giáo viên đã cao tuổi tiếp cận CNTT chưa kịp thời nên còn ít kinh nghiệm về việc áp dụng CNTT.

- Chất lượng  không ổn đinh; sự chủ động, tích cực của học sinh trong các bài học chưa cao; kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập còn hạn chế; kĩ năng thực hành ở một số học sinh còn yếu; khả năng tự học chưa cao.

- Chưa có phụ trách quản lý thiết bị, Thư viện

- Tỉ lệ học sinh chưa HT còn  một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chưa có sự quan tâm, đầu tư cho việc học hành của con em.

B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

I. Tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống:

- Giáo viên tổ nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n­ước, thực hiện tốt nghĩa vụ của cán bộ, công chức, các quy định của Điều lệ nhà tr­ường, quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

- Giáo viên tổ giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của ng­ười học, đối xử công bằng với ng­ười học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của ng­ười học.

- Tổ viên sống mẫu mực, trong sáng; có uy tín cao trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; có ảnh h­ưởng tốt trong nhà tr­ường và ngoài xã hội; quan hệ tốt với đồng nghiệp, với nhân dân.

- Tham gia đầy đủ các hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường.

- Nội bộ tổ đoàn kết, có tình thần tương thân tương ái, phấn đấu vì sự nghiệp chung.

II. Công tác chuyên môn:

1. Công tác soạn bài:

1.1. Ưu điểm:

- Đa số giáo viên nắm vững các văn bản chỉ đạo của Nghành, nhà trường trong công tác soạn giảng; 100% giáo viên đã thực hiện soạn giáo án trên máy vi tính và nhiều giáo viên đã biết thực hiện soạn giáo án điện tử để giảng dạy.

- Trong các đợt thi đua chào mừng ngày Phụ nữ Việt nam, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 luôn có nhiều bộ hồ sơ tốt; tổ đã tiến hành kiểm tra dân chủ hồ sơ được 2 lần, qua kiểm tra bài soạn của giáo viên có chất lượng, đa số xếp loại khá tốt; cách chọn chủ đề xây dựng phù hợp, nội dung đảm bảo; các đề kiểm tra từ 40 phút trở lên đều có ma trận, hướng dẫn chấm và biểu điểm; theo TT 22 những đồng chí giáo viên mới có nhiều tiến bộ trong công tác soạn giảng.

1.2. Tồn tại:

Một số giáo viên soạn giáo án chưa đảm bảo về nội dung, thể thức văn bản và cách thức trình bày, nội dung giáo án còn sơ sài, hàm lượng kiến thức ít

2. Công tác giảng dạy:

2.1. Đánh giá tiến độ thực hiện chương trình các môn:

2.1.1. Ưu điểm:

- Chuyên môn tiến hành rà soát tiến độ thực hiện chương trình các môn học hằng tuần, có sự chỉ đạo điều chỉnh hợp lý nên tiến độ thực hiện chương trình các môn học tương đối đảm bảo theo đúng kế hoạch thời gian năm học.

- Nội dung chương trình đảm bảo, không bị cắt xén, thêm bớt, các đồng chí giáo viên nghỉ việc riêng đều đã chủ động lên lịch dạy bù kịp thời. Tính đến ngày 10/7/2020 tất cả các môn học đã thực hiện xong chương trình giảng dạy.

2.1.2. Tồn tại:

Do việc nghỉ dịch cô vit 19 nên việc dạy học để nâng cao chất lượng đại trà chưa đạt với kế hoạch đề ra

2.2. Đánh giá công tác giảng dạy chính khóa, thao giảng, hoạt động ngoại khóa, dạy hướng nghiệp, dạy nghề và sinh hoạt tập thể:

2.2.1 Ưu điểm:

- Trong hoạt động giảng dạy chính khóa các đồng chí giáo viên giảng dạy nhiệt tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề

- Tổ phối hợp với Công đoàn, Đội TN xây dựng kế hoạch và phát động phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn như: Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và đạt được những kết quả đáng khích lệ, có nhiều giờ giảng tốt, thể hiện được phương pháp đổi mới, thu hút sự tham gia tích cực từ phía học sinh, tạo hiệu ứng tốt trong phong trào thi đua; nhiều giáo viên đã tích cực ứng dụng CNTT vào các tiết giảng, tạo được sự  hứng thú, ham mê học tập, yêu thích bộ môn nơi học sinh. Cụ thể:

Hồ sơ: Tổng số bộ hồ sơ 15, bộ hồ sơ tốt là 08

Các lớp chủ nhiệm có nhiều giờ học tốt, ngày học tốt, tuần học tốt; có nhiều học sinh đạt điểm khá, giỏi; học sinh tích cực tập luyện văn nghệ và có một số tiết mục được tham gia biểu diễn chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Dạy hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, hoạt động ngoại khoá đã được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch chỉ đạo của nhà trường. Các đồng chí được phân công phụ trách thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Nền nếp sinh hoạt tập thể của học sinh đã có nhiều chuyển biến so với năm học trước, nội dung hoạt động tương đối phong phú, học sinh tham gia nhanh nhẹn, có ý thức hơn.

thực hiện đạt kết quả chưa cao.

2.3. Đánh giá về công tác xây dựng và triển khai kế hoạch của chuyên môn:

2.3.1. Ưu điểm:

- Tổ trưởng và tổ phó chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn luôn bám sát định hướng chỉ đạo của BGH nhà trường, hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn của PGD&ĐT, đề ra các biện pháp thực hiện tương đối khoa học, phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường và tổ chuyên môn.

- Triển khai kế hoạch rõ ràng, kịp thời đến các tổ viên trong buổi sinh hoạt chuyên môn, có định hướng chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể. Tổ viên tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất các giải pháp thực hiện Nghị quyết của tổ chuyên môn.

2.3.2. Tồn tại:

Tổ trưởng chuyên môn kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ nên đôi lúc chưa sát sao trong công tác chỉ đạo. Tổ phó chuyên môn do tình trạng sức khỏe yếu nên sự phối hợp với tổ trưởng trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của tổ chuyên môn còn hạn chế, chưa có nhiều đóng góp.

2.4. Đánh giá về công tác bồi dưỡng:

Trong năm học đã đề ra kế hoạch và những giải pháp trong công tác bồi dưỡng tương đối phù hợp, bước đầu đã có hiệu quả tích cực:

2.4.1. Công tác bồi dưỡng của tổ chuyên môn đối với giáo viên:

2.4.1.1. Ưu điểm:

Tổ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên bám sát các chỉ thị của Bộ chính trị, các cuộc vận động và phong trào thi đua của Ngành đảm bảo có chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực phù hợp với tình hình nhà trường và tổ chuyên môn. Mục tiêu hướng tới là giáo viên chuẩn về tư tưởng chính trị, đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp; phát triển kỹ năng sư phạm về đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và công tác, đổi mới hoạt động dự giờ thăm lớp và sinh hoạt chuyên môn. Kết quả cụ thể:

- Tổ xây dựng kế hoạch thăm lớp, dự giờ hàng tuần cụ thể; tổ chức dự giờ theo tổ/nhóm chuyên môn; trong các tiết dạy số giáo viên tham dự tương đối đông đủ; giáo viên đã tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến về đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề hướng dẫn giáo viên sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối; các kỹ thuật soạn thảo văn bản trong Word, Excel; hướng dẫn giáo viên sử dụng máy chiếu; sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; thảo luận về cách thức xây dựng và thực hiện chủ đề; sinh hoạt trên trường học kết nối.

- Chỉ đạo giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên đề cấp cụm đầy đủ, có hiệu quả. Tiết dạy minh họa của các đồng chí giáo viên được phân công giảng dạy được các đồng chí giáo viên bộ môn trong cụm đánh giá cao. Cụ thể …

ü Kết quả đạt được:

 

STT

Nội dung

Tổng số

Chia ra theo khối lớp

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

I

Tổng số học sinh

442

116

82

78

75

54

II

Số học sinh học 2 buổi/ngày

(tỷ lệ so với tổng số)

100%

100%

100%

100%

100%

100%

III

Số học sinh chia theo năng lực, phẩm chất

 

 

 

 

 

 

1

Về năng lực

 

 

 

 

 

 

 

Tự phục vụ

442

95

116

82

78

73

Chia ra: - Tốt

 

42

50

35

35

27

 - Đạt

206

53

66

47

42

46

 - Cần cố gắng

 

 

 

 

    01

 

Hợp tác

442

95

116

82

78

73

Chia ra: - Tốt

200

41

47

34

32

27

 - Đạt

205

54

69

48

45

46

 - Cần cố gắng

 

 

 

 

      1

 

Tự học giải quyết vấn đề

442

95

116

82

78

73

Chia ra: - Tốt

199

42

48

36

32

27

 - Đạt

205

53

68

46

44

46

 - Cần cố gắng

 

 

 

 

      1

 

2

 Về phẩm chất

 

 

 

 

 

 

 

Chăm học chăm làm

442

95

116

82

78

73

Chia ra: - Tốt

214

42

48

36

39

36

 - Đạt

191

53

68

46

38

37

 - Cần cố gắng

 

 

 

 

 

 

Tự tin trách nhiệm

442

95

116

82

78

73

Chia ra: - Tốt

215

42

50

36

39

36

 - Đạt

190

53

66

46

38

37

 - Cần cố gắng

 

 

 

 

 

 

Trung thực, kỷ luật

442

95

116

82

78

73

Chia ra: - Tốt

215

42

49

36

39

36

 - Đạt

190

53

67

46

38

37

 - Cần cố gắng

 

 

 

 

 

 

Đoàn kết, yêu thương

442

95

116

82

78

73

Chia ra: - Tốt

215

42

35

36

39

36

 - Đạt

190

53

63

46

38

37

 - Cần cố gắng

 

 

 

 

 

 

IV

Shọc sinh chia theo kết quả hc tập

 

 

 

 

 

 

1

Tiếng Việt

442

95

116

82

78

73

 

                  - Hoàn thành tốt

195

53

49

40

27

26

                     - Hoàn thành

245

40

66

42

50

47

 - Chưa hoàn thành

2

2

 

 

 

 

2

Toán

442

95

 

82

78

73

 

                - Hoàn thành tốt

219

63

55

48

29

24

 - Hoàn thành

117

30

60

34

48

49

 - Chưa hoàn thành

2

2

 

 

 

 

3

Đạo đức

442

95

116

82

78

73

 

 - Hoàn thành tốt

198

66

50

43

34

36

 - Hoàn thành

244

29

66

39

41

37

 - Chưa hoàn thành

 

 

 

 

 

 

4

Tự nhiên - Xã hội

293

    95

116

82

x

x

 

- Hoàn thành tốt

140

59

51

43

x

x

 - Hoàn thành

153

36

65

39

x

x

 - Chưa hoàn thành

 

 

 

 

x

x

5

Khoa học

151

x

x

x

78

73

 

 - Hoàn thành tốt

47

x

x

x

27

20

 - Hoàn thành

104

x

x

x

51

53

 - Chưa hoàn thành

 

x

x

x

 

 

6

Lịch sử & Địa lí

151

 

 

 

78

73

 

 - Hoàn thành tốt

58

x

x

x

27

31

 - Hoàn thành

93

x

x

x

51

42

 - Chưa hoàn thành

 

x

x

x

 

 

7

Âm nhạc

442

95

116

82

78

73

 

 - Hoàn thành tốt

229

61

51

43

38

36

 - Hoàn thành

185

34

65

39

40

37

 - Chưa hoàn thành

 

 

 

 

 

 

8

Mĩ thuật

442

95

116

82

78

73

 

 - Hoàn thành tốt

298

52

51

43

38

36

 - Hoàn thành

254

43

65

39

40

37

 - Chưa hoàn thành

 

 

 

 

 

 

9

Thủ công, Kĩ thuật

442

95

116

82

78

73

 

- Hoàn thành tốt

229

61

51

43

38

36

 - Hoàn thành

85

34

65

39

40

37

 - Chưa hoàn thành

 

 

 

 

 

 

10

Thể dục

442

95

116

82

78

73

 

 - Hoàn thành tốt

229

61

51

43

38

36

 - Hoàn thành

85

34

65

39

40

37

 - Chưa hoàn thành

 

 

 

 

 

 

11

Ngoại ngữ

233

 

 

82

78

73

 

 - Hoàn thành tốt

97

 

 

39

27

31

 - Hoàn thành

136

 

 

43

51

42

 - Chưa hoàn thành

 

 

 

 

 

 

V

Tổng hợp kết quảcuối năm

 

 

 

 

 

 

1

Lên lớp(t lso với tổng số)

4.7

 

 

 

1.2

 

a

Trong đó:HS được khen thưởng cấp trường (tỷ lệ so với tng s)

235

58

54

42

32

29

b

HS được cp trên khen thưởng (tỷ lệ so với tng s)

0

0

0

 

0

 

2

lại lớp(tlso với tổng số)

0.8

0.8

0

0.8

0

0

ü  

2.4.2. Công tác bồi dưỡng HSNK

2.4.2.1. Ưu điểm:

- Xây dựng kế hoạch BD HSG và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên; lựa chọn những giáo viên có năng lực bồi dưỡng đội tuyển học sinh Năng khiếu theo công văn 2288 của UBND huyện Hà Trung.

ü So sánh cùng kì năm học 2018-2019:

- Số giải học sinh giỏi TDTT tăng 3 em Cấp Tỉnh

2.4.4. Đánh giá công tác dự giờ, thăm lớp:

2.4.4.1. Ưu điểm:

- Tổ xây dựng kế hoạch thăm lớp dự giờ thường xuyên, hàng tuần rõ ràng, đảm bảo không chồng chéo; chất lượng các tiết dạy tương đối cao, đảm bảo về mặt phương pháp cũng như lượng kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng; đa số các giáo viên tự giác tham gia, có nhiều ý kiến đóng góp, thảo luận tích cực theo hướng đổi mới và trên tinh thần xây dựng.

- Dự giờ theo nghiên cứu bài học được tiến hành theo kế hoạch chuyên môn đã xây dựng, giáo viên tham gia trách nhiệm, nhiệt tình, hoạt động đánh giá, đóng góp ý kiến diễn ra sôi nổi và thu được kết quả tích cực.

- Tổng số tiết dự giờ của giáo viên trong năm là 104 tiết; tổng số tiết dự giờ theo nghiên cứu bài học là 4 tiết.

2.4.4.2. Tồn tại:

- Chất lượng một số giờ dạy chưa cao, chưa thể hiện được phương pháp đổi mới, còn nặng về kiến thức, tiết dạy chưa hướng tới sự phát triển năng lực của học sinh

- Một số đồng chí dạy nhiều (Cường, Khoa) nên việc bố trí dự giờ còn khó khăn, chưa dự được theo kế hoạch của tổ chuyên môn, chủ yếu tự bố trí đi dự.

2.4.5. Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên:

2.4.5.1. Ưu điểm:

- Giáo viên trong tổ thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu những văn bản chuyên môn phục vụ cho mục đích công tác giảng dạy và học tập.

- Nhiều giáo viên tích cực trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học, cách dạy các nội dung khó ngoài giờ lên lớp; trao đổi về phương pháp và cách bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả; tích cực học hỏi trên các kênh thông

- Giáo viên tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn do nhà trường và tổ chuyên môn chỉ đạo. Nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động chuyên môn thi đua chào mừng các ngày lễ lớn 20/10, 20/11. Tích cực tham gia thăm lớp dự giờ, Hội giảng, thảo luận đóng góp ý kiến với đồng nghiệp thông qua các tiết dạy để cùng nhau nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

- Giáo viên ở các tổ/nhóm bộ môn tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt cụm do PGD&ĐT tổ chức, có nhiều ý kiến đóng góp.

2.4.5.2. Tồn tại:

Một số giáo viên công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chưa hiệu quả, khả năng vận dụng các nội dung bồi dưỡng vào thực tế công tác thiếu sáng tạo, chưa thật sự hiệu quả

2.5. Đánh giá về công tác sử dụng đồ dùng TBDH, ứng dụng CNTT trong dạy học:

2.5.1. Ưu điểm:

- Giáo viên trong tổ tích cực đẩy mạnh ƯDCNTT và sử dụng thiết bị sẵn có trong kho thiết bị một cách chủ động, hiệu quả. Tổng số giờ dạy có ứng dụng CNTT đối với tiếng anh 100%

2.5.2. Tồn tại:

Giáo viên đã tích cực thực hiện ƯCNTT trong giảng dạy, tuy nhiên việc khai thác, sử dụng thiết bị thiếu hiệu quả

IV. Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm học năm học 2020-2021

1. Tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống:

- Giáo dục tổ viên nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, của nhà trường về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học.

- Nghiêm túc trong việc chấp hành Quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày giờ công lao động.

- Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức chống các biểu hiện tiêu cực; giữ gìn uy tín với đồng nghiệp, học sinh và nhân dân.

- Nêu cao tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.

- Quán triệt tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác, tinh thần phê bình và tự phê bình.

2. Hoạt động chuyên môn:

2.1. Công tác chỉ đạo:

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Ngành, BGH nhà trường đảm bảo chất lượng và chiều sâu.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm năm học (bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu kém; thực hiện chủ đề; bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ; kế hoạch thăm lớp - dự giờ; sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối,...), đề ra các giải pháp thực hiện phù hợp tình hình thực tế, điều kiện của nhà trường và tổ chuyên môn thực hiện thắng lợi chỉ tiêu kế hoạch năm học.

2.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá:

Thực hiện nghiêm túc chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý” theo hướng dẫn của phòng GD&ĐT.

2.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học:

- Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là với những bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực suy nghĩ độc lập, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn, tránh tình trạng học ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất. Yêu cầu mọi bài giảng phải được thực hiện theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý giáo án điện tử, sử dụng các phương tiện nghe nhìn và máy tính cầm tay; thực hiện đầy đủ nội dung thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học.

- Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu; tác phong thân thiện gần gũi, coi trọng việc khuyến khích, động viên học sinh học tập, tổ chức hướng dẫn cho học sinh hợp tác học tập theo nhóm.

2.2.2. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá:

- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh g qua hồ sơ hc tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thc hiện một nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả thc hành, thí nghim; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thc hiện nhim vụ học tập. Giáo viên thể sử dụng các hình thc đánh g nói trên thay cho các bài kiểm tra.

- Tăng cường tính thực tiễn và tính sư phạm, không yêu cầu quá cao về lý thuyết. Giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy trừu tượng và hình thành cảm xúc thẩm mỹ, khả năng diễn đạt ý tưởng qua học tập.

- Chỉ đạo nghiêm túc từ khâu ra đề, kiểm duyệt đề kiểm tra. Đề kiểm tra phải phù hợp với mức độ yêu cầu của chương trình và chú ý đến tính sáng tạo, phân hóa học sinh. Kết hợp một cách hợp lý giữa hình thức tự luận và hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá. Việc chấm chữa, trả bài kiểm tra cho học sinh phải kịp thời, có đánh giá nhận xét vào bài kiểm tra để học sinh nhận biết được khuyết điểm của bản thân để có hướng sửa chữa, khắc phục và phát huy những ưu điểm. Giáo viên nộp duyệt ma trận + đề kiểm tra để lưu trữ làm tư liệu của tổ.

- Chỉ đạo giáo viên học sinh tích cc tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mng "Trường học kết nối" về xây dng các chuyên đề dy học ch hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thc dy học kiểm tra, đánh g theo định hướng phát triển năng lc học sinh.

2.3. Công tác bồi dưỡng giáo viên:

Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên thông qua các hoạt động thăm lớp, dự giờ; thực hiện chủ đề của giáo viên, thực hiện các chuyên đề của tổ chuyên môn; viết sáng kiến kinh nghiệm làm tư liệu giảng dạy; thực hiện sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối có hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy; đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

2.5. Công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp, thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn:    

- Tiếp tục kiểm tra toàn diện giáo viên theo kế hoạch kiểm tra năm học của nhà trường (kiểm tra 04 giáo viên).

- Xây dựng kế hoạch dự giờ thăm lớp hàng tuần, bố trí đảm bảo mọi giáo viên đều có thời gian đi dự; tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng.

- Thao giảng chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3.

2.7. Công tác chủ nhiệm lớp:

- Tăng cường chăm lo công tác chủ nhiệm lớp bằng nhiều biện pháp:

+ Giáo viên chủ nhiệm bám sát lớp 15 phút đầu giờ, giữa giờ cũng như trong các hoạt động.

+ Kịp thời phê bình, nhắc nhở các em vi phạm, nếu cần có hình thức xử phạt phù hợp.

+ Tăng cường liên hệ với phụ huynh học sinh để kịp thời nhắc nhở và có biện pháp giáo dục.

- Tiến hành thu các khoản theo kế hoạch của nhà trường.

3. Công tác khác:

Phối hợp với các Đoàn thể thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường, thực hiện tốt công tác từ thiện, nhân đạo (đóng góp ủng hộ đầy đủ các loại quỹ).

V. Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ:

- Tổ chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu với BGH trong việc phân công thực hiện nhệm vụ, đảm bảo phù hợp năng lực đối với mỗi giáo viên, phát huy tối đa ưu điểm, sở trường của từng người.

- Xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất từ tư tưởng tới hành động; có các giải pháp giúp đỡ tổ viên kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình trong giáo viên.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của ngành, sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, BGH về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của năm học đảm bảo chất lượng và chiều sâu.

- Quán triệt tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác. Tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới tránh hình thức, thiếu thực tế. Tập trung vào sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, đổi mới PPGD - KTĐG; vận động, khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng thông qua các kênh thông tin như sách báo, mạng Internet, đặc biệt là trao đổi với đồng nghiệp.

- Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường giáo dục học sinh có hiệu quả.

VI. Ý kiến đề xuất với nhà trường:

- Sát sao hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chuyên môn, tích cực tạo điều kiện để giáo viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trên đây là báo cáo tổng kết năm học 2019-2020  một số kiến nghị, đề xuất kính trình BGH xét duyệt./.

                                                                        

Nơi nhận:

- BGH nhà trường;

- Tổ phó chuyên môn;

- Lưu hồ sơ tổ chuyên môn.

 

T/M TỔ CHUYÊN MÔN                                                                                           PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Hà Thị Thu Hà